Sự khác biệt Docker Swarm và Kubernetes
Khái niệm về docker và container đang dần trở nên phổ biến cùng với mô hình micro services, thay thế phương pháp triển khai server và services truyền thống.
Kubernetes và Docker được coi là hai công cụ phổ biến nhất hiện nay để triển khai hệ thống microservices sử dụng container. Cả hai đều cho phép DEVOPS tự xây dựng và quản lý một hay nhiều server thành 1 cum cluster để triển khai ứng dụng microservices.
Vậy kubernetes và Docker swarm là gì? Chúng có điểm gì giống và khác nhau?
Kubernetes:
Là một nền tảng mã nguồn mở được phát triển bởi google, cho phép triển khai, quản lý, mở rộng các container linh hoạt giữa nhiều máy chủ khác nhau. Các tính năng của kubernetes như tự khôi phục, tự động sao chép (replication),tự động cân tải... được thiết kế thành các module riêng , tăng tính linh hoạt vì vậy phù hợp triển khai cho nhiều kiến trúc hệ thống khác nhau.
Một ưu điểm khác của kubernetes là cho phép quản lý services theo nhóm khác nhau, các nhóm được đặt tên theo từng cụm chức năng. điều này giúp tăng tính linh hoạt cũng như khả năng mở rộng của hệ thống.
Docker Swarm (SWARM)
Là nền tảng mã nguồn mở được phát triển thêm bởi docker. Do đó swarm sử dụng chung tập lệnh với docker thông thường. Mọi ứng dụng chạy trên docker thông thường đều tương thích và hoạt động trên swarm
Swarm tập hợp , kết nối các Docker hosts thành một Docker hosts ảo duy nhất.
Swarm dễ sử dụng , phù hợp với mô hình mới chuyển đổi từ monolothics truyền thống lên microservices hay cloud.
Kubernetes Versus Docker Swarm
Định nghĩa ứng dụng
Kubernetes: Ứng dụng có thể được triển khai trên kubernetes bằng cách kết hợp nhiều services (microservices), deployments và pods.
Docker Swarm: Ứng dụng được trtriển khai dưới dạng services hoặc microservices trong một cụm cluster.
Networking
Kubernetes: Hệ thống mạng kubernetes cho phép các pods có thể kết nối với nhau. Mô hình mạng được chọn ban đầu sẽ quy định kết nối giữa các pods.
Docker Swarm: Một lớp mạng overlay được tao ra để kết nối giữa các docker hosts. Các container sẽ kết nối thông qua mạng bridge ảo trên từng docker host.
Scalability
Kubernetes: Do được thiết kế luôn đảm bảo trạng thái hoạt động và tính thống nhất trong toàn bộ cụm cluster, nên toàn bộ kubernetes là hệ thống tương đối phức tạp. Do đó thời gian xử lý khi scale hệ thống sẽ chậm hơn so với Swarm.
Docker Swarm: Khi có yêu cầu mở rộng hệ thống, Swarm có thể trineer khai thêm container và node nhanh hơn.
High Availability
Kubernetes: Tất cả pods trong kubernetes được phân tán đều giữa các node để tăng tính an toàn. Dịch vụ LB sẽ kiểm tra và loại các node lỗi ra khỏi hệ thống cho đến khi hoạt động lại bình thường.
Docker Swarm: Các services trên swarm có thể được cấu hình replicate. Node quản lý swarm sẽ chịu trách nhiệm quản lý phân bổ tài nguyên giữa các node.
Load Balancing
Kubernetes: tận dụng triển khai serivces và pod như cách cân bằng tải trong nội bộ hệ thống. Ingress được sử dụng như tool để cân bằng tải kết nối từ bên ngoài vào.
Docker Swarm: Swarm mode cân bằng tải chủ yếu sử dụng cơ chế của DNS. Kết nối sẽ được điều hướng dựa vào services name.
Kết luận
Kuberntest hỗ trợ yêu cầu cao và phức tạp hơn trong khi Docker Swarm cung cấp giải pháp đơn giản, có thể triển khai nhanh chóng.
Docker swarm thích hợp khi cần triển khai nhanh, đơn giản. Tuy nhiên kubernetes thích hợp với môi trường yêu cầu cao, tải lớn và mô hình phức tạp.